New Zealand sở hữu những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng nền văn hóa vô cùng đặc sắc chắc chắn là nơi đáng để đi trong kế hoạch du lịch của bạn. Bạn sẽ tìm thấy trong trang này thông tin giới thiệu cùng với những đường link hữu ích giúp bạn tìm nơi ở, các hoạt động trải nghiệm, thời tiết, kinh nghiệm chuẩn bị để có chuyến đi thú vị, an toàn nhất.
Vườn quốc gia Abel Tasman nằm giữa vịnh Golden và Tasman. Nơi đây rất nổi tiếng thế giới với những bãi biển cát vàng, những vách đá granit điêu khắc và đường bờ biển vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh đường bờ biển tuyệt đẹp bao quanh rừng nguyên sinh xanh ngút ngàn. Ngoài ra, bạn có thể thuê cho mình một chiếc thuyền kayak để khám phá các vịnh cát tuyệt đẹp và ngắm nhìn các loài động vật được bảo tồn nghiêm ngặt như hải cẩu lông, cá đuối hay cá heo,…
Công viên Quốc gia Tongariro được hình thành từ năm 1887, là vườn quốc gia đầu tiên và lâu đời nhất của New Zealand. Nơi đây có 3 ngọn núi lửa là Tongariro, Ruapehu và Ngauruhoe cùng với những đồng cỏ xanh mướt trải dài và những cánh rừng bí ẩn đầy sức hút. Tongariro là khu vực Di sản Thế giới kép, chứa đựng văn hóa và tâm linh quan trọng của người Maori cũng như các đặc điểm núi lửa nổi bật.
Công viên Quốc gia Aoraki được xây dựng và hoàn thành vào năm 1953 với hơn một phần ba diện tích được bao phủ bởi tuyết. Đây là vùng đất gồ ghề của băng và đá, với 19 đỉnh núi cao trên 3.000 mét bao gồm ngọn núi cao nhất New Zealand là Aoraki/Mount Cook. Đến với nơi đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các loài cây đặc trưng của xứ lạnh như sồi, cây chà là núi cao, thông cần tây,… và nhiều loài động vật như vẹt núi cao, chim hồng tước, diều hâu bụi rậm,… Bên cạnh đó, bạn có thể trải nghiệm các hoạt động thú vị như leo núi, trượt tuyết , săn bắn,…
Bay of Islands là vùng đất sở hữu khí hậu cận nhiệt đới với vẻ đẹp tuyệt vời của rất nhiều bãi biển. Bạn có thể thuê du thuyền hay thuyền kayak để lênh đênh trên biển và khám phá các vùng vịnh xinh đẹp, ngắm nhìn các loài động vật như chim cánh cụt, cá heo, cá voi,…
Milford Sound là một vịnh hẹp nằm ở phía tây nam của New Zealand. Vịnh sở hữu nhiều đỉnh núi đẹp và lạ. Nơi đây có hai thác nước vô cùng xinh đẹp là thác Lady Bowen và thác Stirling. Đến đây bạn cũng có thể ngắm nhìn nhiều loài động vật quý như hải cẩu, chim cánh cụt và cá heo.
Vườn Queenstown tọa lạc ngay bên cạnh thị trấn Queenstown của New Zealand. Vì là một vườn thực vật nên nơi đây sở hữu rất nhiều loài cây, trong đó có không ít loài cây kỳ lạ. Khuôn viên của vườn còn được trang bị các tiện nghi như sân chơi trẻ em, sân tennis, sân chơi golf,…
Sở thú Wellington hình thành năm 1906 và là sở thú đầu tiên của New Zealand. Nơi đây sở hữu số lượng lớn các loài động vật hoang dã như hổ, báo, chim bồ câu gỗ bản địa, chim cánh cụt,…
Hồ Tekapo là một hồ và thị trấn vùng cao ở độ cao 710m so với mực nước biển, được bao quanh bởi một lưu vực cỏ bụi vàng rộng lớn. Bản thân hồ nổi tiếng với màu ngọc lam nổi bật do có bột đá mịn được mài bởi các dòng sông băng. Ngoài chụp ảnh, bạn có thể trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị khác như: vui chơi trên cánh đồng hoa tulip, đi bộ lên đỉnh Mt.Join, ngắm sao ban đêm,…
Bảo tàng Otago là một trong những bảo tàng lâu đời ở New Zealand mà bạn không nên bỏ lỡ. Nơi đây trưng bày hơn 1,5 triệu đồ vật có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế giới. Bạn có thể thoải mái tham quan nhưng chụp ảnh sẽ bị hạn chế ở một số khu vực.
Công viên Marlborough được xây dựng và hoàn thành vào năm 2017. Ngoài các khu vực tản bộ, hóng mát nơi đây còn có các khu vui chơi đầy màu sắc với các trò chơi như leo núi mini, bóng rổ và trò chơi dưới nước,…
Tháp Sky tọa lạc tại Auckland – một thành phố sôi động và náo nhiệt. Từ tháp Sky bạn có thể nhìn bao quát thành phố, bến cảng và những ngọn núi xinh đẹp của nơi này. Bệ quan sát chính có sàn kính giúp bạn chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của thành phố ở dưới những bước chân của chính mình.
Te Puia là một nơi vô cùng thú vị với rất nhiều hoạt động ban ngày cũng như ban đêm. Ngoài tham quan, tìm hiểu các đặc trưng văn hóa bản địa, chụp ảnh, bạn còn sẽ bị bất ngờ với nhiều món ăn uống ngon lạ thường và nhiều hoạt động vui chơi không thể cưỡng lại được.
Đăng ký bảo hiểm du lịch có phạm vi bảo vệ toàn diện sẽ giúp bạn dễ dàng làm hồ sơ visa và tận hưởng trọn vẹn thời gian ở New Zealand mà không phải lo nghĩ gì!
Nguồn: Internet
Vui lòng dẫn nguồn baohiemdulichliberty.com khi sử dụng thông tin từ trang này. Xin cảm ơn.
Bạn có thể nộp hồ sơ visa du lịch New Zealand trực tuyến trên website của Sở Di trú New Zealand hoặc nộp hồ sơ giấy tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ thị thực VFS.Global tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng.
Visa du lịch New Zealand (Visitor Visa) có mục đích để du lịch, thăm người thân/bạn bè, đi công tác, đi phỏng vấn xin việc, du học các khóa ngắn ngày (du học dưới 3 tháng), tham gia các cuộc thi thể thao không chuyên hoặc các chuyến thám hiểm/khám phá. Bạn cần chuẩn bị đủ tiền để chi tiêu trong suốt thời gian ở tại New Zealand.
9 tháng là thời gian tối đa loại visa này cho phép bạn ở lại New Zealand. Bạn có thể nộp đơn xin visa cùng với người thân, trẻ em từ 19 tuổi trở xuống. Nếu quốc tịch của bạn thuộc danh sách các nước được miễn trừ visa, bạn có thể đến New Zealand mà không cần làm visa nhưng cần mang theo Chứng nhận du lịch điện tử New Zealand (NZeTA – New Zealand Electronic Travel Authority).
Bước đầu tiên là xác định loại thị thực mà bạn cần nộp hồ sơ và kiểm tra liệu bạn có đủ điều kiện để nộp cho loại này hay không. Ở đây chỉ hướng dẫn loại thị thực Du lịch (Visitor Visa).
Bạn cần biết các loại giấy tờ mà bạn cần nộp trong bộ hồ sơ của mình thời gian xét duyệt hồ sơ và các loại phí mà bạn cần phải trả.
Mỗi bộ hồ sơ phải đáp ứng các hướng dẫn tương ứng cho loại thị thực mà bạn dự định nộp.
Nếu các giấy tờ bạn dự định nộp không phải là tiếng Anh thì bạn cần chuẩn bị bản dịch trước khi nộp hồ sơ.
BƯỚC 2: CHUẨN BỊ HỒ SƠ Bạn cần chuẩn bị tất cả các giấy tờ trong danh sách yêu cầu (hoặc xem danh sách giấy tờ). Sau đó bạn có thể nộp hồ sơ trực tuyến hoặc nộp tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực VFS.Global. Lưu ý:
Khi nộp giấy tờ bản gốc kèm hồ sơ, bạn cần nộp kèm theo một bản sao.
Tất cả mẫu đơn phải được điền đầy đủ và ký vào phần có yêu cầu chữ ký. Bạn cần ghi “N/A” nếu câu hỏi đó không áp dụng cho trường hợp của bạn.
Nếu bạn đã được cấp Visitor Visa trong vòng 3 năm trở lại đây và hoàn cảnh hiện tại của bạn không có gì thay đổi kể từ lần nộp hồ sơ xin visa trước, bạn không cần phải nộp những giấy tờ bắt buộc được đánh dấu * để được chấp thuận nộp hồ sơ.
Nếu bạn thuộc một nhóm từ 4 đến 20 người và nhóm sẽ đi New Zealand cho cùng một mục đích trên cùng một chuyến bay và tất cả thành viên sẽ đến và rời khỏi New Zealand cùng lúc, nhóm có thể xin “Thị thực Nhóm” – “Group visa”. Tất cả các thành viên của nhóm được yêu cầu điền chung một đơn INZ1021 cùng với đơn xin thị thực thông thường và các giấy tờ đi kèm. Bạn có thể tham khảo thông tin thêm về “Thị thực Nhóm” – “Group visa” trên website của Sở Di trú New Zealand bằng cách tìm kiếm theo từ khóa “group visa”.
Điền đầy đủ thông tin, in mẫu đơn đã điền, ký tên và mang theo cùng với các tài liệu được yêu cầu đến Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực VFS để nộp. Lưu ý: Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm VFS hoặc thông qua người đại diện được ủy quyền hoặc gởi qua đường bưu điện đến địa chỉ của VFS.
Bạn cần chuẩn bị lệ phí xin thị thực và nộp cho Trung tâm VFS khi đến nộp hồ sơ trực tiếp.
BƯỚC 4: ĐẶT LỊCH HẸN Nếu bạn nộp hồ sơ trực tiếp hoặc sử dụng dịch vụ nộp Hộ chiếu cho các hồ sơ visa đã nộp trực tuyến, bạn cần đặt lịch hẹn với Trung tâm VFS:
Sau khi đặt lịch hẹn, bạn sẽ nhận được email xác nhận cuộc hẹn cùng với thư hẹn. Lưu ý quan trọng:
Nếu bạn là thành viên của một gia đình hoặc nhóm, bạn sẽ phải đặt các cuộc hẹn cá nhân cho từng thành viên.
Phí không thu trực tuyến tại thời điểm thao tác đặt lịch hẹn.
Nếu bạn đặt chỗ cùng nhau cho 10 người trở lên hoặc nếu bạn gặp khó khăn trong việc đặt chỗ bổ sung, bạn có thể điền thông tin chi tiết vào biểu mẫu trực tuyến, chọn Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực New Zealand thuận tiện nhất cho vị trí của bạn và Trung tâm sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ.
Nhóm NZVAC (New Zealand Visa Application Centre) sẽ phối hợp với các LIA (điều phối viên nhóm hoặc cá nhân) và sắp xếp một khoảng thời gian đã được 2 bên thống nhất để nộp hồ sơ số lượng lớn thay vì các cuộc hẹn riêng lẻ.
BƯỚC 5 (nếu có yêu cầu): NỘP HỘ CHIẾU CHO HỒ SƠ ĐÃ NỘP TRỰC TUYẾN Một số đương đơn sẽ được Sở Di trú New Zealand yêu cầu cung cấp hộ chiếu để xác thực. Nếu bạn phải cung cấp hộ chiếu của mình, bạn sẽ được thông báo về điều này trên hồ sơ xin thị thực trực tuyến của mình thông qua tài khoản RealMe trên trang web của Sở Di trú New Zealand.
Nếu bạn muốn kiểm tra xem mình có thuộc diện phải nộp hộ chiếu hay không, hãy đăng nhập vào tài khoản RealMe của bạn, mở bằng ứng dụng PDF và xem chú ý ở trang cuối cùng. Nếu bạn không được yêu cầu cung cấp hộ chiếu, bạn không cần phải cung cấp bất kỳ điều gì khác cho Sở Di trú New Zealand vào lúc này. Sở Di trú New Zealand sẽ liên hệ với bạn nếu Sở cần hộ chiếu của bạn hoặc bất kỳ thông tin nào khác.
Nếu bạn nhận được yêu cầu nộp hộ chiếu sau khi đã nộp hồ sơ trực tuyến, cần thực hiện các bước sau:
Chuẩn bị:
Hộ chiếu gốc đã được sử dụng để nộp hồ sơ xin thị thực;
Thông tin liên hệ: tên đầy đủ của bạn, điện thoại có mã quay số quốc tế, e-mail và địa chỉ chuyển phát nhanh trở lại (nếu có);
Phí nộp hộ chiếu của Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực New Zealand (NZVAC) (cộng với mọi phí chuyển phát nhanh hiện hành) trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền hoặc nếu được gửi bằng chuyển phát nhanh/bưu điện.
Nộp hộ chiếu bằng 1 trong 2 cách:
Đặt lịch hẹn (theo Bước 4 ở trên) và nộp trực tiếp hoặc thông qua một đại diện được ủy quyền.
Chuyển phát nhanh/gởi bưu điện đến địa chỉ của NZVAC (Trung tâm tiếp nhận hồ sơ thị thực New Zealand). Xin lưu ý: nếu hộ chiếu được nộp trực tiếp tại NZVAC theo lịch hẹn đã đặt trước, hộ chiếu sẽ được trả lại cho bạn hoặc người đại diện vào chính thời điểm cuộc hẹn. Nếu hộ chiếu được chuyển/gửi qua đường bưu điện đến NZVAC, hộ chiếu sẽ được gửi lại cho bạn/người đại diện sau khi nộp hồ sơ thông qua chuyển phát nhanh.
Thanh toán phí dịch vụ nộp hộ chiếu:
Nếu bạn đặt lịch hẹn và nộp hộ chiếu trực tiếp tại NZVAC hoặc thông qua người đại diện được ủy quyền: phí dịch vụ không thu trực tuyến tại thời điểm đặt lịch hẹn, bạn hoặc người đại diện có thể trực tiếp thanh toán phí dịch vụ VFS cho từng cá nhân tại thời điểm đặt hẹn khi đến Trung tâm.
Nếu bạn gởi hộ chiếu bằng chuyển phát nhanh/bưu điện: bạn phải thanh toán trước phí dịch vụ VFS và phí chuyển phát nhanh.
BƯỚC 6: CHUẨN BỊ VÀ NỘP LỆ PHÍ XIN THỊ THỰC
Nếu bạn nộp hồ sơ trực tuyến, bạn sẽ thực hiện thanh toán lệ phí thị thực trong quy trình nộp hồ sơ.
Bạn sẽ nhận được quyết định xét duyệt hồ sơ thông qua email gởi trực tiếp từ Sở Di trú New Zealand.
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin theo dõi chi tiết dịch vụ chuyển phát nhanh của hồ sơ gửi về, bạn có thể nhận được thông tin cập nhật qua SMS được gửi trực tiếp đến điện thoại của bạn. Hãy kiểm tra xem dịch vụ này có sẵn tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực mà bạn đang đăng ký hay không.
BƯỚC 8: NHẬN LẠI GIẤY TỜ/TÀI LIỆU
Sau khi Trung tâm VFS đã kiểm tra và việc nộp đơn xin thị thực của bạn đã hoàn tất, bạn sẽ được giao lại giấy tờ/tài liệu của mình hoặc đối với các đơn đăng ký qua đường bưu điện, giấy tờ/tài liệu sẽ được chuyển phát nhanh cho bạn với một khoản phụ phí.
Đối với một số Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực, giấy tờ/tài liệu của bạn sẽ chỉ được trả lại qua đường chuyển phát nhanh.
Bạn cần xem kỹ Danh sách các giấy tờ yêu cầu và chuẩn bị đầy đủ tất cả các giấy tờ này. Các mục chính của danh sách này được liệt kê dưới đây:
Đơn xin thị thực INZ 1017 đã điền đầy đủ thông tin
2 tấm hình thẻ mới nhất (chụp trong vòng 6 tháng) của từng đương đơn, dán trên đơn xin thị thực
Hộ chiếu gốc còn hạn (hoặc bản photo công chứng hộ chiếu nếu bản gốc chưa nộp được) của mỗi đương đơn
Tất cả các trang của sổ Hộ Khẩu* (đối với công dân Việt Nam) hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam (đối với người nước ngoài)
Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân * (đối với công dân Việt Nam)
Sơ Yếu Lý Lịch – không yêu cầu xác nhận của chính quyền địa phương * (đối với công dân Việt Nam)
Tờ khai gia đình
Đơn bảo lãnh tài chính INZ 1025 do con cái hoặc cháu nội/cháu ngoại điền, bảo trợ tổng cộng thời gian 18 tháng ở New Zealand nếu bạn xin visa diện Cha mẹ/Ông bà của người được định cư hoặc có quốc tịch New Zealand (Parent/Grandparent Visitor visa).
Bằng chứng tài chính cho thấy bạn có đủ tiền chi trả 1.000 đô New Zealand một tháng cho chi phí sinh hoạt ăn ở, hoặc 400 đô New Zealand một tháng nếu chi phí cho chỗ ở đã được trả trước hoặc chỗ ở đã được sắp xếp. Có thể nộp sao kê tài khỏan, sổ tiết kiệm hoặc thẻ gửi tiền có kỳ hạn, hoặc Đơn bảo lãnh tài chính INZ 1025 đã điền đầy đủ nếu chuyến đi do công dân hoặc người định cư New Zealand bảo trợ.
Thư xác nhận làm việc và đồng ý nghỉ phép của chủ lao động, hoặc giấy đăng ký kinh doanh và biên lai thuế (đối với chủ doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể), hoặc Thẻ hưu trí hoặc sổ lĩnh lương hưu nếu đã nghỉ hưu.
Nếu bạn thăm người thân, bạn bè, hoặc bạn trai/bạn gái/vợ/chồng ở New Zealand, bạn cần nộp bản sao hộ chiếu và thư mời của người ở New Zealand, bằng chứng cho mối quan hệ của bạn với người đó, bằng chứng cho mối quan hệ của bạn với bạn trai/bạn gái/vợ/chồng (ví dụ: bản tường trình về mối quan hệ, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh cho con chung của hai người, thư từ giữa hai bên, bằng chứng liên lạc với nhau, hình ảnh chụp chung,…).
Nếu bạn đi công tác ở New Zealand (không phải đi làm việc), bạn cần nộp thư mời từ phía New Zealand, bằng chứng các cuộc hẹn/hội họp đã được lên lịch.
Nếu bạn xin visa làm giám hộ cho du học sinh, bạn cần nộp bằng chứng bạn là giám hộ hợp pháp của đứa trẻ.
Nếu bạn sang New Zealand để tham gia 1 khóa học ngắn từ 3 tháng trở xuống, bạn cần nộp Thư chấp nhận học và/hoặc biên nhận học phí từ trường, và nộp thư bảo đảm chỗ ở.
Nếu bạn dự định ở New Zealand trên 6 tháng nhưng dưới 1 năm, bạn cần nộp tờ thông tin khám sức khỏe e-Medical được cấp bởi một trong các bác sĩ do Sở Di trú New Zealand chỉ định, trong đó có ghi đã chụp phim phổi theo mẫu đơn INZ 1096.
Nếu bạn dự định ở New Zealand từ 1 năm trở lên, bạn cần nộp tờ thông tin khám sức khỏe e-Medical được cấp bởi một trong các bác sĩ do Sở Di trú New Zealand chỉ định, trong đó có ghi đã khám sức khỏe tổng quát theo mẫu đơn INZ 1007 và INZ 1096.
Những bằng chứng khác cho thấy ràng buộc tại Việt Nam (ví dụ: hôn nhân, con cái, các khoản tiết kiệm, cổ phần, tài sản…)
Nếu bạn dự định ở New Zealand từ 2 năm trở lên, bạn cần nộp thêm Lý lịch tư pháp được cấp bởi quốc gia mang quốc tịch và bởi quốc gia bạn đã ở từ 5 năm trở lên kể từ khi bạn đủ 17 tuổi.
Lệ phí xét hồ sơ xin visa. (Một lệ phí duy nhất cho toàn bộ gia đình gồm: chồng, vợ và con phụ thuộc tuổi từ 20 trở xuống – KHÔNG ÁP DỤNG cho đương đơn xin “Thị thực Nhóm” – ”Group Visa”, KHÔNG HOÀN LẠI bất kể kết quả hồ sơ thế nào)
Phí dịch vụ của Trung tâm tiếp nhận hồ sơ VFS và phí chuyển phát thư tín (nếu có), Lưu ý: không yêu cầu phí chuyển phát thư tín nếu bạn tự lấy hộ chiếu/kết quả tại VFS.
Ngoài các giáy tờ trên, Sở Di trú New Zealand có quyền yêu cầu thêm thông tin trong quá trình xét đơn cũng như có quyền lưu giữ thông tin và giấy tờ bạn đã nộp.
Sở Di trú New Zealand đưa ra tiêu chuẩn mới về hình ảnh khi nộp hồ sơ xin thị thực. Quy cách mới của hình ảnh giống như hình ảnh của hộ chiếu, tiêu chuẩn hình ảnh mới này nhằm hỗ trợ hệ thống nhận diện của Sở Di trú và loại trừ những trường hợp nộp hình ảnh giả. Sở Di trú New Zealand khuyến cáo đương đơn nộp hình ảnh được chụp bởi thợ chụp ảnh chuyên nghiệp hoặc những nơi có trang bị chụp ảnh cho hộ chiếu.
Thông tin chi tiết về tiêu chuẩn mới về hình ảnh có thể tìm thấy trên website của Sở Di trú New Zealand. Trang mạng này cũng sẽ cung cấp cách thức về trả lời các trường hợp các báo lỗi.
Lưu ý: Trung tâm tiếp nhận thông tin Bộ Di trú sẽ không thể hỗ trợ các trường hợp hình ảnh cập nhật bị lỗi đối với các trường hợp nộp hồ sơ xin thị thực trực tuyến.
Nếu bạn nộp hồ sơ trực tuyến, bạn sẽ chuyển khoản lệ phí thị thực trong quá trình làm hồ sơ trên website của Sở Di trú New Zealand. Nếu bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại các Trung tâm tiếp nhận VFS, bạn sẽ nộp lệ phí thị thực và phí dịch vụ nhận hồ sơ vào ngày hẹn đã đặt trước.
Lệ phí thị thực:
Loại thị thực
Lệ phí thị thực
Thị thực Visitor Visa – Nộp trực tuyến
246 NZD
Thị thực Visitor Visa – Nộp trực tiếp (hồ sơ giấy)
172 USD
Phí thị thực được trên đây có thể thay đổi tùy theo Sở Di trú New Zealand.
Lưu ý:
Lệ phí thị thực ở trên đã bao gồm Phí du lịch và bảo tồn du khách quốc tế (International Visitor Conservation and Tourism Levy – IVL) bằng 35 NZD.
Bạn có thể thanh toán trực tuyến bằng các loại thẻ Visa, Mastercard hoặc UnionPay.
Lệ phí thị thực không được hoàn trả nếu bạn không được duyệt visa.
Phí dịch vụ tiếp nhận hồ sơ của Trung tâm VFS.Global là 703,000 VNĐ (bao gồm VAT) cho mỗi hồ sơ xin thị thực. Phí này có thể thay đổi tùy theo thời điểm bạn nộp hồ sơ.
Sở Di trú New Zealand không cung cấp dịch vụ xét duyệt hồ sơ khẩn đối với các hồ sơ xin thị thực đến New Zealand.
Tất cả các hồ sơ xin thị thực đến New Zealand được xét duyệt theo thời gian quy định dưới đây, nhưng trong một số tình huống thời gian xét duyệt có thể kéo dài hơn nếu viên chức Sở Di trú New Zealand cần kiểm tra hoặc yêu cầu bổ sung thêm thông tin.
Trung tâm tiếp nhận thị thực VFS tiếp nhận hồ sơ thị thực theo sự chỉ định của Sở Di trú New Zealand. Tất cả các quy định tại Trung tâm thị thực đã được duyệt bởi viên chức của New Zealand Sở Di trú New Zealand.
Thời gian xét duyệt thị thực dưới đây không bao gồm các ngày cuối tuần và ngày nghỉ lễ.
Địa chỉ: Số 01 Đào Duy Anh, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội (xem bản đồ)
Thời gian nhận hồ sơ: từ Thứ Hai đến Thứ Sáu; 08:30 – 12:00 và 13:00 – 15:00 trừ những ngày nghỉ lễ.
Thời gian trả hộ chiếu: từ Thứ Hai đến Thứ Sáu; 13:00 – 16:00 trừ những ngày nghỉ lễ.
Điện thoại/Tổng đài hỗ trợ: 0084-28-35212002 Trả lời cuộc gọi từ 8:30 đến 12:00 và từ 13:00 đến 16:00 vào các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu trừ ngày nghỉ lễ.
Địa chỉ: Số 94-96 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh (xem bản đồ)
Thời gian nhận hồ sơ: từ Thứ Hai đến Thứ Sáu; 08:30 – 12:00 và 13:00 – 15:00 trừ những ngày nghỉ lễ.
Thời gian trả hộ chiếu: từ Thứ Hai đến Thứ Sáu; 13:00 – 16:00 trừ những ngày nghỉ lễ.
Điện thoại/Tổng đài hỗ trợ: 0084-28-35212002 Trả lời cuộc gọi từ 8:30 đến 12:00 và từ 13:00 đến 16:00 vào các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu trừ ngày nghỉ lễ.
Địa chỉ: 218 Bạch Đằng, P. Phước Ninh , Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng (xem bản đồ)
Thời gian nhận hồ sơ: từ Thứ Ba – Năm; 08:30 – 12:00 và 13:00 – 15:00 trừ những ngày nghỉ lễ.
Thời gian trả hộ chiếu: từ Thứ Ba – Năm ; 13:00 – 16:00 trừ những ngày nghỉ lễ.
Điện thoại/Tổng đài hỗ trợ: 0084-28-35212002 Trả lời cuộc gọi từ 8:30 đến 12:00 và từ 13:00 đến 16:00 vào các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu trừ ngày nghỉ lễ.
Đi du lịch nước ngoài là một trải nghiệm thú vị, nhưng tai nạn, bệnh tật phát sinh và các trường hợp khẩn cấp là có thể xảy ra và nếu chúng xảy ra sẽ vô cùng tốn kém, khó khăn để đối phó – đặc biệt là ở các bờ biển nước ngoài như tại New Zealand.
Bạn sẽ giảm bớt lo lắng và hoàn toàn yên tâm bằng cách chuẩn bị trước một hợp đồng bảo hiểm y tế du lịch từ thương hiệu bảo hiểm nổi tiếng như Liberty Travelcare, được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu cá nhân hoặc gia đình của bạn. Lựa chọn bảo hiểm du lịch quốc tế của Liberty còn giúp bạn làm hồ sơ xin visa du lịch New Zealand một cách dễ dàng hơn.
Vui lòng gởi yêu cầu của bạn theo mẫu dưới đây để được phục vụ nhanh nhất:
Bảo hiểm chắc chắn là sự chuẩn bị tốt nhất của bạn
Như bạn đã biết, các chi phí y tế, tai nạn và các sự cố khác tại New Zealand là hết sức tốn kém. Không ai muốn mình gặp rủi ro nhưng chúng luôn hiện hữu trong bất cứ chuyến đi xa nào. Bảo hiểm du lịch New Zealand sẽ giúp bạn an tâm tuyệt đối tận hưởng chuyến đi và giúp bạn làm hồ sơ visa du lịch New Zealand một cách dễ dàng hơn.
Quyền lợi bảo hiểm du lịch New Zealand
Chi phí y tế điều trị Bệnh và Tai nạnlà 2 quyền lợi bảo hiểm quan trọng nhất mà bạn sẽ được hưởng khi đang ở New Zealand. Đây chính là 2 rủi ro lớn nhất, tốn kém nhất mà ai đi nước ngoài cũng cảm thấy lo lắng, bất an nếu không có sự chuẩn bị trước. Bảo hiểm du lịch Travelcare của Liberty có 3 hạn mức để bạn phòng ngừa tốt nhất:
Gói bảo hiểm
CLASSIC
EXECUTIVE
PREMIER
Tai nạn Tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn do tai nạn
1 tỷ đồng/người lớn 500 triệu đồng/trẻ em
2 tỷ đồng/người lớn 1 tỷ đồng/trẻ em
3 tỷ đồng/người lớn 1,5 tỷ đồng/trẻ em
Chi phí y tế ở nước ngoài Viện phí và chi phí điều trị bệnh hay thương tật phát sinh khi ở nước ngoài
1 tỷ đồng/người
1,6 tỷ đồng/người
2,4 tỷ đồng/người
(Trẻ em được miễn phí trong hợp đồng bảo hiểm Gia đình)
Ngoài ra, bạn sẽ được hưởng bảo hiểm hơn 30 quyền lợi khác cho nhiều rủi ro có thể xảy ra. Các rủi ro này được phân thành nhóm:
Vận chuyển y tế, cấp cứu khẩn cấp,
Những sự cố liên quan đến chuyến bay: hủy/hoãn/trì hoãn/gián đoạn/lỡ nối chuyến bay,…,
Mất tiền và tài sản: mất tiền, hành lý, giấy tờ du lịch,…,
Trách nhiệm pháp lý đối với bên thứ 3: thiệt hại về thân thể. tài sản của bên thứ 3 là người/tổ chức ở nước ngoài,
Các quyền lợi bảo hiểm mở rộng khác: gia hạn tự động bảo hiểm thêm 7 ngày, khách sạn bị hủy, không tặc.
Bảo hiểm du lịch Liberty chắc chắn đủ điều kiện làm visa New Zealand
Cả 3 gói bảo hiểm Liberty Travelcare đều đủ điều kiện làm visa du lịch đến tất cả các nước trên Thế giới. Bạn có thể tham khảo bảng quy đổi hạn mức bảo hiểm ra đồng USD và EURO sau đây:
Gói bảo hiểm
Hạn mức BH (VND)
Hạn mức BH (USD)
Hạn mức BH (EURO)
CLASSIC
1 tỷ đồng
42.370 USD
39.390 EURO
EXECUTIVE
2 tỷ đồng
84.740 USD
78.780 EURO
PREMIER
3 tỷ đồng
127.110 USD
118.170 EURO
(Theo tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam VIETCOMBANK)
Phí bảo hiểm
Nếu bạn có dự định du lịch New Zealand khoảng 1 tháng đổ lại thì phí bảo hiểm chỉ khoảng 19.000 VNĐ/người/ngày. Với quyền lợi bảo hiểm cao, đầy đủ, trọn vẹn thì mức phí này là rất rẻ. Nếu bạn đi dài ngày hơn thì phí bảo hiểm sẽ càng rẻ hơn nữa.
Bảng phí bảo hiểm du lịch New Zealand dưới đây là dành cho chuyến đi ngắn ngày. Phí bảo hiểm chính xác sẽ căn cứ vào Ngày đi – Ngày về dự kiến.
Độ dài chuyến đi
CLASSIC BH 1 tỷ đồng/người
EXECUTIVE BH 2 tỷ đồng/người
PREMIER BH 3 tỷ đồng/người
1 – 3 ngày
147.000
210.000
294.000
7 – 10 ngày
273.000
420.000
609.000
28 – 31 ngày
588.000
945.000
1.218.000
60 – 66 ngày
1.008.000
1,785.000
2.373.000
88 – 94 ngày
1.344.000
2.457.000
3.297.000
Đơn vị tính: VNĐ/người
Mua bảo hiểm
Bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử trong vòng 30 phút sau khi chuyển khoản cho tài khoản của Công ty Bảo hiểm Liberty. Bạn sẽ nhận bản cứng sau 2-3 ngày tùy địa chỉ. Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử có giá trị pháp lý toàn cầu, có con dấu và chữ ký được xác thực trực tuyến vì vậy bạn hoàn toàn yên tâm nộp hồ sơ làm visa trực tuyến.
Vui lòng sử dụng mẫu dưới đây để gởi yêu cầu của bạn. Xin cảm ơn.
Vui lòng dẫn nguồn baohiemdulichliberty.com khi sử dụng thông tin từ trang này. Xin cảm ơn.
Trang này trả lời những câu hỏi thường gặp về visa du lịch Úc hay visa thăm thân/bạn bè ở Úc cho các hồ sơ xin thị thực được xét duyệt tại Việt Nam. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều thông tin hữu ích giúp bạn trong suốt quá trình trước – trong – sau khi nộp hồ sơ làm visa.
Nếu bạn không phải là công dân Úc, bạn có thể sẽ cần một thị thực để đi đến Úc. Thông tin chung về thị thực có sẵn trên trang mạng của Bộ Nội Vụ Úc. Nếu bạn không rõ nên xin loại thị thực nào, bạn có thể tìm hiểu Các lựa chọn thị thực.
Lãnh sự quán Úc cũng cung cấp một số thông tin trong phần Thông tin về Thị thực và Quốc tịch trên trang mạng của Văn phòng Thị thực. Nếu bạn nộp hồ sơ xin thị thực Thăm Úc, mỗi thành viên gia đình cần nộp một hồ sơ xin thị thực cho riêng mình. Nếu bạn muốn quá cảnh Úc và mang hộ chiếu phổ thông của Việt Nam, bạn sẽ cần Thị thực Quá cảnh.
Nếu bạn dự định nộp hồ sơ xin thị thực để đi du lịch, hồ sơ của bạn nên được nộp trước ngày dự định đi vài tuần (hoặc sớm hơn trước các kỳ nghỉ lễ cao điểm).
Văn phòng Thị thực Úc không có khung thời gian cố định cho việc xét duyệt hồ sơ xin thị thực. Thay vào đó, Bộ Nội vụ Úc đã công bố một khung thời gian trung bình toàn cầu cho việc xét duyệt hồ sơ xin thị thực trên website của bộ này. Theo đó:
90% hồ sơ xin visa du lịch Úc (Visitor Visa – subclass 600 – Tourist) sẽ được duyệt trong vòng 35 ngày.
Thời gian xét duyệt visa có thể lâu hơn nếu hồ sơ chưa đầy đủ/cần bổ sung thêm, hoặc hồ sơ thuộc diện phức tạp.
Lệ phí xét duyệt thị thực là bao nhiêu?
Loại thị thực
Phí thị thực bằng AUD
Phí thị thực bằng VND
FA600 Visitor/Tourist outside Australia
150
2.660.000
Phí thị thực được trên đây có thể thay đổi tùy theo tỉ giá theo từng thời điểm.
Tôi có cần cung cấp thông tin sinh trắc học hay không? Nếu có tôi có thể tiến hành việc này ở đâu?
Tất cả các đương đơn xin thị thực (thuộc mọi quốc tịch) đang sinh sống ở Việt Nam tại thời điểm nộp hồ sơ xin thị thực Úc đều phải cung cấp dữ liệu Sinh trắc học (ảnh khuôn mặt và dấu vân tay). Các Viên chức hoặc Đại diện của Chính phủ đi công tác được miễn cung cấp dữ liệu Sinh trắc học. Cha/Mẹ hoặc Người giám hộ phải có mặt khi đương đơn dưới 16 tuổi cung cấp dữ liệu Sinh trắc học, và trẻ em dưới 5 tuổi chỉ cần cung cấp ảnh khuôn mặt.
Sau khi bạn đã nộp hồ sơ trực tuyến, bạn có thể đặt hẹn với Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin Thị thực Úc (VFS.Global) để cung cấp dữ liệu Sinh trắc học tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Các cuộc hẹn với VFS.Global có thể được đăng ký trực tuyến.
Tôi có cần khám sức khỏe không? Nếu có tôi có thể tiến hành việc này ở đâu?
Bạn sẽ được liên lạc nếu bạn được yêu cầu chụp X-quang lồng ngực và/hoặc kiểm tra sức khỏe. Thông thường, các đương đơn là công dân Việt Nam nộp đơn xin lưu trú tại Úc dưới 6 tháng sẽ không cần phải thực hiện kiểm tra sức khỏe trừ những trường hợp đặc biệt. Xem Thông tin chung về yêu cầu kiểm tra sức khỏe.
Nếu bạn đã được yêu cầu kiểm tra sức khỏe, hãy tham khảo thông tin chi tiết về cách thức hoàn thành kiểm tra sức khỏe. Để liên hệ với một phòng khám, hãy truy cập thông tin về Vị trí các Phòng khám để có thông tin cập nhật mới nhất:
Trong mục “Find an office” ở cuối trang: chọn Vietnam
Trong mục “Panel physician“: nhấp vào Details
Liên lạc với một trong các phòng khám để đặt hẹn tới khám.
Tôi có cần nộp Phiếu Lý Lịch Tư Pháp không? Nêu có tôi có thể xin giấy tờ này ở đâu?
Một số đương đơn xin thị thực sẽ được yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Thông tin về loại Phiếu lý lịch tư pháp cần nộp và cách thức xin cấp Phiếu này sẽ được nêu trong thư yêu cầu bổ sung thông tin được gửi tới sau khi bạn nộp hồ sơ.
Tôi có cần cung cấp giấy tờ gốc/bản sao công chứng/bản dịch tiếng Anh không?
Bạn không cần cung cấp các giấy tờ gốc trừ phi được Văn phòng Thị thực Úc yêu cầu. Nếu nộp hồ sơ xin thị thực trực tuyến, bạn có thể tải lên (upload) trực tiếp các giấy tờ. Nếu nộp hồ sơ giấy, bạn cần cung cấp các bản sao được công chứng của các giấy tờ.
Nếu bạn nộp hồ sơ xin thị thực theo diện Hôn thê/Hôn phu (đối với cả hai loại thị thực tạm thời và vĩnh viễn), cần cung cấp bản dịch tiếng Anh cho tất cả các giấy tờ nộp vào. Trong các trường hợp khác, những giấy tờ hỗ trợ cho hồ sơ xin thị thực nộp tại Việt Nam thường không cần dịch sang tiếng Anh.
Làm thế nào để tôi chuẩn bị hồ sơ xin thị thực thành công?
Những hướng dẫn dưới đây không đảm bảo là một hồ sơ xin thị thực sẽ thành công, nhưng sẽ trợ giúp Văn phòng Thị thực Úc có được một cái nhìn đầy đủ hơn về hoàn cảnh của bạn:
Xin đúng loại thị thực. Hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc những thông tin có sẵn trên trang mạng chính của Bộ Nội Vụ Úc về việc nên xin loại thị thực nào.
Hiểu rõ các tiêu chí xét duyệt. Tất cả các đương đơn cần phải đáp ứng các yêu cầu pháp lý của loại thị thực mà họ đang nộp đơn xin để được cấp thị thực. Bạn cần phải hiểu rõ các tiêu chí xét duyệt bằng cách xem thông tin ở Danh sách các loại Thị thực trên trang mạng của Bộ Nội Vụ Úc. Nếu bạn không đáp ứng được các tiêu chí, hồ sơ của bạn sẽ bị từ chối.
Hiểu rõ những bằng chứng bạn cần phải nộp. Văn phòng Thị thực Úc đã có đăng tải Hướng dẫn nộp Hồ sơ (Checklist) để hỗ trợ bạn thông tin về bằng chứng cần thiết cho hồ sơ xin thị thực của mình.
Hỗ trợ lời khai của bạn với đầy đủ bằng chứng. Văn phòng Thị thực Úc khuyến khích tất cả các đương đơn hỗ trợ lời khai của mình bằng cách cung cấp đầy đủ bằng chứng. Khái niệm thế nào là “đầy đủ” (sufficient) sẽ khác nhau giữa các hồ sơ xin thị thực và tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi đương đơn. Tuy nhiên, nhìn chung, thông tin từ các nguồn “chính thức” (official) sẽ được cân nhắc nhiều hơn. Ví dụ, một thư xác nhận việc làm có thể được hỗ trợ bằng cách cung cấp sao kê ngân hàng cho thấy việc nhận lương/thu nhập thường xuyên, sổ bảo hiểm xã hội và các chứng từ đóng thuế. Tương tự, nếu bạn đang có những yêu cầu liên quan đến các trường hợp đặc biệt (compelling and compassionate circumstance) hoặc lời khai về các mối quan hệ, hãy cung cấp bằng chứng đầy đủ về các lời khai đó.
Cuối cùng, hãy cung cấp giấy tờ thật và hãy trung thực. Việc nộp các giấy tờ giả mạo, khai báo không trung thực và cung cấp thông tin sai lệch sẽ dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng. Mỗi tuần Văn phòng Thị thực Úc từ chối nhiều hồ sơ như vậy. Ngoài việc bị từ chối lần này, những người này sẽ không được cấp thị thực trong thời gian 3 hoặc mười 10 năm sau đó. Hãy trung thực, kiểm tra kỹ các câu trả lời của bạn trong hồ sơ và nộp các giấy tờ hỗ trợ thật cùng với hồ sơ của mình.
Nếu bạn muốn đơn xin thị thực của mình được xét duyệt nhanh hơn, hãy nộp trực tuyến qua tài khoản ImmiAccount (website của Bộ Nội vụ Úc). Xem chi tiết cách nộp hồ sơ trực tuyến.
Giấy tờ và bằng chứng sau đó có thể được tải lên (upload) vào hồ sơ trực tuyến của bạn. Ưu tiên xét duyệt được dành cho bất kỳ hồ sơ nào nộp trực tuyến thông qua ImmiAccount. Sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được xác nhận về hồ sơ đã nộp thành công và yêu cầu cung cấp dữ liệu Sinh trắc học. Văn phòng Thị thực sẽ ngay lập tức nhận được hồ sơ xin thị thực trực tuyến của bạn.
Nếu bạn muốn nộp hồ sơ giấy, bạn nên lường trước rằng đơn xin thị thực của bạn sẽ được xét duyệt lâu hơn và bạn sẽ phải trả thêm lệ phí dịch vụ.
Tôi có vấn đề kỹ thuật khi sử dụng ImmiAccount. Tôi có thể làm gì?
Văn phòng Thị thực Úc không thể hỗ trợ bạn cho câu hỏi liên quan đến kỹ thuật. Nếu bạn có câu hỏi hoặc vấn đề về kỹ thuật khi sử dụng ImmiAccount, hãy xem lại các thông tin cho những tình huống thường gặp trên trang mạng chính hoặc liên hệ với bộ phận hỗ trợ kỹ thuật (Technical Help) của Bộ Nội vụ Úc.
Tôi có thể nộp đơn xin thị thực trực tuyến cho Nhóm được không?
Nếu bạn đi du lịch theo Nhóm, bạn có thể sử dụng lựa chọn Xét duyệt theo Nhóm (Group Processing) trong tài khoản ImmiAccount của mình để liên kết các đơn xin thị thực của nhiều cá nhân thành một nhóm.
Mỗi cá nhân vẫn phải cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết và tài liệu hỗ trợ (bản scan) trong hồ sơ xin thị thực của mỗi người.
Mỗi hồ sơ xin thị thực vẫn sẽ được xem xét dựa trên chất lượng của hồ sơ đó. Không có bất kỳ đảm bảo nào về kết quả giống nhau cho tất cả các đương đơn trong cùng một nhóm.
Những lợi ích khi nộp đơn xin thị thực trực tuyến cho Nhóm?
Lợi ích cho bạn:
Thực hiện trả tiền cho tất cả các lệ phí xin thị thực bằng một lần thanh toán;
Tiết kiệm chi phí nộp giấy tờ bổ sung áp dụng cho các hồ sơ giấy nộp trực tiếp;
Trong quá trình đăng ký hồ sơ, có thể lưu lại và tiếp tục hoàn thiện hồ sơ sau đó;
Cập nhật hồ sơ, thông tin cá nhân hoặc cung cấp bằng chứng hỗ trợ bất cứ lúc nào;
Kiểm tra tình trạng của hồ sơ trực tuyến;
Truy cập trang “Khai báo tình trạng sức khỏe của tôi” để quản lý các tiến trình kiểm tra về sức khỏe có thể được yêu cầu.
Lợi ích cho Văn phòng Thị thực Úc:
Xác định rõ ràng các đương đơn sẽ đi cùng nhau;
Quản lý các hồ sơ hiệu quả hơn (hầu hết các hồ sơ theo nhóm được xét duyệt cùng một lúc).
Làm cách nào để nộp đơn xin thị thực trực tuyến cho một Nhóm?
Đăng nhập vào tài khoản ImmiAccount của bạn.
Chọn mục Xét duyệt theo Nhóm (Group Processing) khi bạn bắt đầu quá trình đăng ký hồ sơ thông qua cổng thông tin ImmiAccount.
Thành viên đầu tiên của nhóm nộp hồ sơ nên đăng ký tạo nhóm, chọn Tên nhóm (Group Name) và chọn Loại nhóm (Group Type) . Mã số (ID) nhóm sau đó sẽ được tạo.
Các thành viên khác trong nhóm sẽ nhập mã số (ID) nhóm khi họ bắt đầu tiến hành nộp hồ sơ bằng tài khoản ImmiAccount của mình.
Lưu ý: không sử dụng cùng mã số (ID) nhóm cho những người nộp hồ sơ không đi cùng nhau.
Tôi nên chọn Tên nhóm (Group Name) nào?
Bạn có thể chọn bất kỳ tên gọi rõ ràng nào, chẳng hạn như tên gia đình, tên doanh nghiệp hoặc mục đích du lịch của bạn.
Tên nhóm không được bao gồm bất kỳ ký tự đặc biệt nào, chẳng hạn như #, @ hoặc %.
Tôi nên chọn Loại nhóm (Group Type) nào?
Bạn phải chọn Loại nhóm có thể áp dụng đúng nhất cho tình trạng của nhóm. Ví dụ:
Gia đình (Family) – nếu bạn đi du lịch với người thân như cha mẹ, con cái hoặc anh chị em.
Trường học/học tập (School/study) – nếu bạn sẽ tham gia với tư cách thành viên tham dự của nhóm du lịch kết hợp học tập có tổ chức (study group tour).
Tour du lịch ưu đãi (Incentive tour) – nếu bạn sẽ đi du lịch với tư cách thành viên của chuyến du lịch có tổ chức được tài trợ ưu đãi bởi các doanh nghiệp, tổ chức.
Bạn bè (Friends) – nếu bạn sẽ đi du lịch với bạn bè.
Công việc/chủ lao động (Work/employer) – nếu bạn sẽ đi cùng các đồng nghiệp hoặc trong một đoàn doanh nghiệp.
Khác (Other) – nếu không có Loại nhóm nào phù hợp như được liệt kê ở trên.
Tôi thanh toán lệ phí thị thực cho các hồ sơ trong một nhóm bằng cách nào?
Thanh toán theo nhóm: Một người được nhóm đề cử có thể nộp hồ sơ xin thị thực cho tất cả thành viên trong một nhóm (ví dụ trong một gia đình) và có thể thanh toán lệ phí thị thực cho cả nhóm. Các bước thực hiện:
Ở cuối mỗi hồ sơ xin thị thực trực tuyến, không bấm vào nút “Nộp ngay bây giờ” (Submit now). Thay vào đó, hãy lưu hồ sơ đó và bắt đầu khai hồ sơ tiếp theo.
Chuyển đến màn hình “Hồ sơ của tôi” (My Applications) khi bạn đã sẵn sàng nộp tất cả các hồ sơ cùng một lúc.
Đánh dấu các ô vuông (checkbox) đối với tất cả các hồ sơ thị thực mà bạn muốn nộp và thanh toán phí.
Bấm nút “Nộp ngay bây giờ” (Submit now).
Bạn sẽ được đưa đến màn hình thanh toán và có thể thực hiện một thanh toán cho tất cả các hồ sơ đã chọn.
Ngoài cách nêu trên, một người có thể bắt đầu một hồ sơ xin thị thực, lưu và sau đó “gửi” hồ sơ vào một tài khoản ImmiAccount khác để nộp và thanh toán cùng với các hồ sơ khác.
Thanh toán cá nhân: Mỗi người trong nhóm có thể tự thanh toán riêng hồ sơ của mình, các bước thực hiện:
Sử dụng mã số (ID) nhóm khi nộp hồ sơ xin thị thực.
Bấm nút “Nộp ngay bây giờ” (Submit now) ở phần cuối của hồ sơ trực tuyến.
Làm cách nào để tôi kiểm tra tình trạng hồ sơ xin thị thực đã nộp?
Nếu bạn đã nộp hồ sơ trực tuyến, bạn có thể kiểm tra trực tình trạng hồ sơ sau khi đã nộp bằng cách đăng nhập vào tài khoản ImmiAccount của mình.
Do số lượng rất lớn hồ sơ được tiếp nhận, Văn phòng Thị thực Úc sẽ không thể cung cấp cập nhật riêng lẻ về tình trạng hoặc tiến trình xét duyệt của mỗi hồ sơ. Văn phòng cũng không thể giải đáp các thắc mắc và yêu cầu của các đương đơn mà hồ hơ xin thị thực vẫn đang trong thời gian xét duyệt. Tất cả các đương đơn phải chịu trách nhiệm cho thời điểm mình nộp hồ sơ và bạn đã được lưu ý nên nộp hồ sơ sớm.
Hồ sơ xin thị thực của tôi có thể được xét duyệt nhanh hơn không (tôi cần tới Úc khẩn cấp)?
Nếu lý do đến Úc của bạn là khẩn cấp do những nguyên nhân đặc biệt (vídụ: người thân trong gia đình bên Úc hiện đang ốm rất nặng), bạn cần điền trực tuyến Mẫu đơn yêu cầu thông tin về di trú Úc (online forms) và tải lên bất kỳ thông tin hỗ trợ nào (thí dụ, giấy chứng nhận về sức khỏe hoặc Giấy chứng tử chính thức). Văn phòng Thị thực Úc sẽ xem xét thông tin được gửi từ Mẫu đơn yêu cầu trong các ngày làm việc.
Văn phòng thị thực Úc sẽ không xem các yêu cầu đi khẩn để tham dự các cuộc họp cho mục đích kinh doanh hoặc vì chuyến bay của bạn sắp đến ngày khởi hành là hoàn cảnh khẩn cấp thật sự.
Măc dù văn phòng sẽ cố gắng xét duyệt tất cả các hồ sơ xin thị thực sớm nhất có thể, văn phòng sẽ không chịu trách nhiệm nếu bạn đã đặt trước vé máy bay và nộp hồ sơ không đủ sớm để cho phép có đủ thời gian xét duyệt. Một số hồ sơ sẽ đòi hỏi phải tiến hành đánh giá thêm và điều này có thể làm tiến trình xét duyệt kéo dài hơn dự kiến.
Văn phòng Thị thực Úc cũng sẽ không trả lời thư yêu cầu xét duyệt hồ sơ khi các hồ sơ này đang trong khung thời gian xét duyệt.
Tôi đã cung cấp thông tin sinh trắc học/kiểm tra sức khỏe – tôi có cần thông báo cho Văn phòng thị thực hay không?
Bạn không cần thông báo.
Văn phòng thị thực Úc đã nhận được tài liệu giấy tờ của tôi chưa?
Do khối lượng lớn thư từ nhận được, Văn phòng Thị thực Úc sẽ không thể thông báo cho bạn về việc đã nhận được giấy tờ của bạn hay chưa.
Nếu bạn nộp hồ sơ trực tuyến, hãy tải (upload) giấy tờ của mình lên ImmiAccount. Đây là quy trình chính xác và bạn có thể xem lại tình trạng hồ sơ của mình trên ImmiAccount. Bạn không cần gửi các giấy tờ đã tải lên trong hồ sơ trực tuyến cho Văn phòng Thị thực qua thư điện tử hoặc qua đường bưu điện vì điều này có thể gây ra chậm trễ trong việc xét duyệt hồ sơ xin thị thực trực tuyến của bạn.
Nếu bạn nhận được thư từ qua email yêu cầu bạn phải tải lên các giấy tờ và gửi phản hồi qua Mẫu đơn yêu cầu thông tin về di trú Úc, bạn sẽ nhận được một mã số tham chiếu sau khi gửi thông tin. Mã số này là xác nhận của bạn.
Tôi đã nộp hồ sơ xin thị thực trực tuyến nhưng tôi chưa nhận được yêu cầu cung cấp thông tin định danh cá nhân (sinh trắc học)?
Khi bạn nộp hồ sơ xin thị thực trực tuyến, bạn sẽ nhận được thư yêu cầu cung cấp thông tin định danh cá nhân (sinh trắc học) qua thư điện tử. Nếu bạn chưa nhận được thư điện tử, hãy kiểm tra mục thư rác (Spam folder/Junk folder) trong email của bạn. Bạn nên thêm tên miền homeaffairs.gov.au vào danh sách người gửi an toàn và đáng tin cậy của mình.
Ngoài ra, bạn có thể xem bản sao của bất kỳ thư từ nào đã được gửi tới bạn qua tài khoản ImmiAccount của bạn. Để kiểm tra thư từ/tin nhắn:
Đăng nhập vào tài khoản ImmiAccount
Chọn hồ sơ của bạn (Your application)
Chọn “Xem chi tiết” (View Details)
Chọn “Tin nhắn” (Messages)
Chọn liên kết thư từ tương ứng.
Nếu vẫn không có Yêu cầu cung cấp thông tin định danh cá nhân (sinh trắc học) trên tài khoản ImmiAccount của bạn, hãy liên hệ với Văn phòng Thị thực Úc qua Mẫu đơn yêu cầu thông tin về di trú Úc (online forms).
Tôi đã cung cấp thông tin sinh trắc học, nhưng trên ImmiAccount của tôi vẫn hiển thị tình trạng “Yêu cầu cung cấp thông tin sinh trắc học (Required)”?
ImmiAccount sẽ không thông báo về việc thông tin sinh trắc học của bạn đã được thu thập. bạn không cần phải làm gì thêm liên quan đến vấn đề này. Bạn cũng không cần phải thông báo cho Văn phòng Thị thực Úc sau khi đã cung cấp thông tin sinh trắc học.
Tôi có thể xin gia hạn thời gian để cung cấp thông tin mà Văn phòng thị thực đang yêu cầu không?
Nếu bạn nhận được yêu cầu từ Bộ Nội Vụ liên quan đến việc cung cấp thông tin sinh trắc học, cung cấp thêm bằng chứng hoặc thực hiện các đánh giá bổ sung, bạn phải thực hiện những yêu cầu này trong khung thời gian được yêu cầu, nếu không, hồ sơ xin thị thực của bạn có thể bị từ chối. Việc gia hạn thời gian để hoàn thành các yêu cầu này thường sẽ không được chấp thuận, ngoại trừ một số trường hợp nhất định.
Việc xin cấp Phiếu Lý Lịch Tư Pháp có thể mất nhiều thời gian hơn, trường hợp bạn đã nhận được yêu cầu cung cấp Phiếu Lý Lịch Tư Pháp, bạn nên cung cấp bằng chứng rằng bạn đã nộp đơn xin cấp loại giấy tờ này trong khoảng thời gian được yêu cầu và bạn đang chờ đợi kết quả.
Nếu bạn được yêu cầu khám sức khỏe và kết quả bị trì hoãn do bạn cần phải thực hiện thêm các đánh giá về sức khỏe, bạn cũng sẽ được cung cấp thêm thời gian để thực hiện các đánh giá này.
Các trường hợp khác, nếu bạn cần thêm thời gian, hãy gửi yêu cầu cho Văn phòng thị thực Úc thông qua Mẫu đơn yêu cầu thông tin về di trú Úc (online forms). Bạn cần gửi kèm trong yêu cầu này các giấy tờ hỗ trợ (ví dụ: giấy chứng nhận y tế). Yêu cầu của bạn sẽ không được xem xét nếu bạn không cung cấp đủ thông tin để chứng minh rằng yêu cầu của bạn là hợp lý.
Làm cách nào để tôi thay đổi câu trả lời/thông tin chi tiết trong hồ sơ của mình?
Nếu bạn đã nộp hồ sơ trực tuyến, bạn có thể tự mình cập nhật/thay đổi thông tin bằng cách tải lên (upload) các thông tin lên tài khoản ImmiAccount của bạn.
Nếu bạn đã nộp hồ sơ giấy và hồ sơ của bạn đang được xét duyệt (nhưng chưa được ra quyết định), bạn có thể thay đổi câu trả lời/thông tin chi tiết bằng cách sử dụng một trong các loại Đơn dưới đây và tải trực tuyến qua Mẫu đơn yêu cầu thông tin về di trú Úc (paper forms).
Form 956A Bổ nhiệm hoặc thoái nhiệm người được ủy quyền nhận thư từ/tài liệu (bao gồm người đại diên tư vấn di trú)
Form 929 Thay đổi địa chỉ và thông tin hộ chiếu (bao gồm địa chỉ thư điên tử)
Form 1022 Thông báo về thay đổi hoàn cảnh cá nhân.
Form 1023 Thông báo về lời khai chưa chính xác
Làm thế nào để tôi rút hồ sơ xin thị thực?
Nếu bạn đã nộp hồ sơ trực tuyến, bạn hãy nộp yêu cầu xin rút hồ sơ trên tài khoản ImmiAccount của mình.
Nếu bạn đã nộp hồ sơ giấy, bạn phải tải lên trực tuyến Đơn 1446 thông qua Mẫu đơn yêu cầu thông tin về di trú Úc (paper forms).
Nếu bạn có thành viên gia đình là người phụ thuộc cũng nộp hồ sơ xin thị thực cùng bạn, bạn cần nêu rõ những người đó có xin rút hồ sơ cùng bạn hay không – bạn phải cung cấp họ tên và ngày tháng năm sinh của tất cả những người đó. Bất kỳ người phụ thuộc nào trên 18 tuổi đều phải tự thông báo trực tiếp tới Văn phòng Thị thực Úc về yêu cầu xin rút hồ sơ.
Lưu ý cho những đương đơn xin rút hồ sơ:
Bạn không đủ điều kiện để được yêu cầu hoàn trả phí xét duyệt thị thực nếu chỉ đơn thuần là vì hồ sơ đó đã được xin rút.
Bạn không thể đề nghị hủy bỏ quyết định xin rút hồ sơ (yêu cầu rút hồ sơ là quyết định cuối cùng).
Bạn không có quyền yêu cầu Bộ Nội vụ Úc hoặc Tòa Tái Xét Hành Chính (Administrative Appeals Tribunal – AAT) tái xét lại vấn đề này.
Làm cách nào để tôi rút hỗ trợ/thư mời cho đương đơn xin thị thực Thăm Úc?
Nếu bạn muốn rút hỗ trợ/thư mời cho người xin thị thực Thăm Úc, bạn cần liên hệ với Văn phòng Thị thực Úc qua Mẫu đơn yêu cầu thông tin về di trú Úc (online forms). Yêu cầu của bạn sẽ được chuyển đến bộ phận phù hợp để xem xét. Khi bạn đã gửi thông tin, bạn sẽ nhận được một mã số tham chiếu, tuy nhiên Văn phòng sẽ không trả lời bạn về yêu cầu rút hỗ trợ. Văn phòng cũng không thể thảo luận thêm về tiến trình hoặc kết quả của hồ sơ đó với bạn.
Bạn cũng có thể thông báo bất kỳ thông tin nào cho bộ phận Tiếp nhận Thông tin về Bảo vệ Biên giới (Border Watch).
Làm cách nào để tôi rút đơn bảo lãnh cho đương đơn xin thị thực diện Hôn thê/Hôn phu?
Nếu bạn muốn rút đơn bảo lãnh cho đương đơn đang nộp hồ sơ xin thị thực diện Kết hôn/Đính hôn, bạn cần liên hệ với Văn phòng Thị thực Úc qua Mẫu đơn yêu cầu thông tin về di trú Úc (online forms). Khi bạn đã gửi thông tin, bạn sẽ nhận được một mã số tham chiếu, tuy nhiên Văn phòng sẽ không trả lời bạn về yêu cầu rút hỗ trợ. Xin lưu ý:
Nếu Văn phòng thị thực đã cấp thị thực Kết hôn/Đính hôn diện thường trú hoặc tạm thời, bạn sẽ không thể rút đơn với tư cách là người bảo lãnh của thị thực đó.
Luật về quyền riêng tư (Privacy Act) của Úc không cho phép Văn phòng cung cấp thêm thông tin liên quan đến hồ sơ xin thị thực của Hôn thê/Hôn phu/Vợ/Chồng trước đây của bạn.
Việc bạn rút đơn bảo lãnh cho đương đơn đang nộp hồ sơ xin thị thực diện Kết hôn/Đính hôn không mặc nhiên dẫn đến việc hồ sơ của người đó sẽ bị từ chối. Nếu đương đơn đang ở Úc, việc rút đơn bảo lãnh không dẫn đến việc đương đơn đó mặc nhiên bị trục xuất ra khỏi Úc, vì theo luật Di trú, đương đơn có thể có các căn cứ khác để được ở lại Úc. Sau khi đơn bảo lãnh đã được rút, đương đơn sẽ được thông báo về việc đơn bảo lãnh đã bị rút và được mời cung cấp cho Văn phòng thị thực thông tin hỗ trợ cho bất kỳ yêu cầu nào xin ở lại Úc (bất kể việc đơn bảo lãnh đã bị rút). Là người bảo lãnh đã rút đơn bảo lãnh, bạn sẽ không được thông báo về kết quả của hồ sơ xin thị thực diện Kết hôn/Đính hôn đó.
Tôi đã nộp một thị thực diện Hôn thê/Hôn phu – tôi có thể đi du lịch đến Úc không?
Có thể, bạn cần nộp hồ sơ xin thị thực diện Thăm Úc. Bạn vẫn cần phải đáp ứng tất cả các yêu cầu, bao gồm việc chứng minh bạn có động cơ để rời khỏi Úc khi bạn kết thúc thời gian thăm Úc dự kiến. Thị thực Thăm Úc chỉ cho phép việc đi lại tạm thời tới Úc với mục đích du lịch hoặc thăm người thân, bạn bè. Thị thực Thăm Úc không thể sử dụng cho mục đích cư trú dài hạn hoặc thường trú và bạn cần phải tiếp tục cư trú/sinh sống bên ngoài nước Úc sau khi hết hạn thị thực này.
Một số người trong gia đình/nhóm của tôi đã được cấp thị thực, nhưng những người khác thì chưa – tại sao lại như vậy?
Với số lượng hồ sơ mà Văn phòng Thị thực Úc phải xử lý mỗi ngày, đây là một tình huống phổ biến thường gặp. Một số hồ sơ sẽ cần nhiều thời gian để xét duyệt hơn so với những hồ sơ khác, mặc dù những hồ sơ này có thể của cùng một gia đình hoặc cùng một nhóm. Điều này không có nghĩa là hồ sơ đã bị thất lạc hay bạn phải lo lắng.
Mỗi hồ sơ được Văn phòng Thị thực Úc xét duyệt riêng lẻ, mỗi cá nhân có thể có lịch sử xuất nhập cảnh khác nhau và cần thực hiện các kiểm tra hệ thống khác nhau. Văn phòng thị thực luôn cố gắng xét duyệt mọi hồ sơ xin thị thực trong thời gian sớm nhất có thể. Văn phòng xin cảm ơn sự kiên nhẫn của bạn.
Hồ sơ xin thị thực của tôi đã bị từ chối. Tôi có thể làm gì bây giờ?
Nếu hồ sơ xin thị thực của bạn đã bị từ chối, Bộ Nội Vụ, Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán Úc sẽ không thể có có thêm bất kỳ xét duyệt nào đối với hồ sơ đó. Ngoại trừ một vài trường hợp pháp lý hy hữu, Bộ Nội Vụ không thể thay đổi quyết định từ chối.
Lý do từ chối cấp thị thực được nêu trong quyết định từ chối. Thư từ chối này cũng bao gồm các thông tin về việc đương đơn xin thị thực có quyền đề nghị tái xét quyết định hay không (chiểu theo các tiêu chuẩn pháp lý). Nếu bạn có đầy đủ các tiêu chuẩn pháp lý cho yêu cầu tái xét, bạn có thể nộp hồ sơ đề nghị tái xét tại Tòa Tái Xét Hành Chính (Administrative Appeals Tribunal).
Mặc dù Văn phòng Thị thực Úc hiểu rằng quyết định từ chối cấp thị thực có thể làm bạn thất vọng, Văn phòng sẽ không trả lời thư khiếu nại hay đáp ứng yêu cầu xét duyệt lại toàn bộ hoặc một phần hồ sơ xin thị thực. bạn hoặc thành viên gia đình không thể đến Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán Úc để thảo luận về quyết định từ chối cấp thị thực đã được đưa ra bởi Văn phòng không cung cấp dịch vụ tham vấn trực tiếp.
Bất cứ cá nhân nào đều có thể lựa chọn nộp lại hồ sơ xin thị thực mới, nếu họ muốn. Tuy nhiên, trừ khi trong hồ sơ nộp lại có những thông tin mới hoặc hoàn cảnh của đương đơn có sự thay đổi, quyết định về hồ sơ xin thị thực nộp lại có thể sẽ không thay đổi so với quyết định ban đầu. bạn cần cân nhắc trước khi quyết định nộp lại hồ sơ.
Các phản hồi, khiếu nại và khen ngợi được Cơ quan Tiếp nhận Phản hồi Toàn cầu xử lý. Việc Hoàn trả lệ phí xét duyệt thị thực sẽ được xem xét dựa trên các tiêu chí pháp lý áp dụng cho một số rất ít trường hợp.
Hồ sơ xin thị thực của tôi đã bị từ chối – tại sao tôi không được Văn phòng thị thực liên lạc trước khi quyết định được đưa ra?
Trước khi nộp hồ sơ, tất cả các đương đơn đã được khuyến nghị nên cung cấp đầy đủ thông tin trong hồ sơ xin thị thực. Ngoài thông tin trên trang mạng chính của Bộ Nội vụ Úc, Văn phòng Thị thực còn đăng tải Hướng dẫn nộp hồ sơ xin thị thực (Checklist) để hỗ trợ đương đơn về việc cung cấp thông tin đầy đủ trong hồ sơ của mình.
Do số lượng lớn hồ sơ mà Văn phòng thị thực phải xử lý, Văn phòng không thể liên hệ với từng đương đơn để thảo luận về trường hợp hồ sơ cụ thể của họ. Ngoài ra, theo luật di trú, Văn phòng thị thực có quyền từ chối hồ sơ xin thị thực mà không cần phải có bất cứ yêu cầu thêm thông tin bổ sung chính thức nào.
Tôi có cần dán nhãn thị thực không?
Chính phủ Úc sẽ không cung cấp cũng như không yêu cầu bạn phải có dán nhãn thị thực.
Tôi có thể nhận được một bản sao thông báo cấp thị thực không?
Nếu bạn nộp hồ sơ xin thị thực trực tuyến: thông báo cấp thị thực sẽ được gửi đến địa chỉ email được đăng ký của bạn. Nếu bạn không cung cấp địa chỉ email trong hồ sơ của mình, thông báo sẽ được gửi đến địa chỉ bưu chính được đăng ký của bạn. Bạn cũng có thể xem bất kỳ thông báo nào mà Văn phòng thị thực đã gửi thông qua tài khoản ImmiAccount của mình.
Nếu bạn nộp hồ sơ giấy tại VFS Toàn cầu: thông báo cấp thị thực của bạn sẽ được gửi qua phương thức liên lạc bạn đã đăng ký trong mẫu đơn của mình. Nếu bạn chưa nhận được thông báo của mình, bạn có thể gửi thắc mắc đến VFS Toàn cầu.
Bạn không cần một bản sao thông báo cấp thị thực để được nhập cảnh hoặc xuất cảnh Úc. Các thông tin thị thực quan trọng đã được liên kết với danh tính của bạn như đã được cung cấp trong đơn xin thị thực.
Bộ Nội Vụ Úc sẽ không cung cấp một bản sao thông báo cấp thị thực khác, tuy nhiên bạn có thể truy xuất thông tin chi tiết về thị thực của mình bằng dịch vụ Kiểm tra thị thực trực tuyến (VEVO).
Làm thế nào tôi có thể kiểm tra chi tiết và điều kiện thị thực của tôi? Các thông tin này có ý nghĩa gì?
Tất cả các quyết định cấp thị thực đều được thông báo tới bạn qua thư điện tử (nếu bạn đã cung cấp địa chỉ thư điện tử để Văn phòng Thị thực liên lạc) với thông tin chi tiết về thị thực của bạn. Ngoài ra, bạn có thể truy cập dịch vụ Kiểm tra thị thực trực tuyến miễn phí và bảo mật (VEVO) để xem chi tiết thị thực của bạn.
Trang Điều kiện thị thực trên trang mạng chính của Bộ Nội Vụ sẽ liệt kê các điều kiện thị thực thường áp dụng cho mỗi diện thị thực – bạn có thể cần phải chọn nhánh thị thực phù hợp của diện thị thực của mình, ví dụ: “Thị thực Thăm Úc (diện thị thực 600) – Du lịch (Ngoài nước Úc)”.
Nếu bạn đã được cấp thị thực, lưu ý các thông tin sau:
Không được nhập cảnh sau ngày (Must not arrive after) là ngày cuối cùng bạn có thể nhập cảnh (hoặc tái nhập cảnh) vào Úc.
Thời gian lưu trú (Length of stay) là thời gian tối đa mà bạn có thể lưu trú tại Úc cho mỗi lần nhập cảnh. Nếu thông tin này là một ngày cụ thể, nghĩa là thị thực chỉ cho phép bạn được lưu trú tại Úc cho đến ngày đó. Các trường hợp khác, bạn có thể lưu trú tại Úc cho đến hết thời hạn cho phép được tính từ thời điểm bạn nhập cảnh lần cuối (ngay cả khi thời gian lưu trú này có thể vượt quá ngày “Không được nhập cảnh sau ngày này” (must not arrive after)).
Số lần nhập cảnh (Travel) là thông tin cho biết bạn được phép nhập cảnh vào Úc một hay nhiều lần.
Tôi có thể thay đổi chi tiết thị thực/gia hạn thị thực không?
Kết quả xét duyệt hồ sơ xin thị thực được đưa ra dựa trên các thông tin bạn cung cấp trong hồ sơ và các thông tin lưu trữ trong hệ thống của Bộ Nội vụ Úc. Một khi quyết định đã được đưa ra đối với một hồ sơ, quyết định đó sẽ không thay đổi trừ khi đã có một sai sót pháp lý trong việc không xem xét đầy đủ thông tin được cung cấp trong hồ sơ xin thị thực ban đầu mà đáng lẽ quyết định đó đã có thể khác đi nếu thông tin này được xem xét. Nếu bạn tin rằng mình thuộc trường hợp này, bạn có thể liên hệ với Văn phòng Thị thực Úc thông qua Mẫu đơn yêu cầu thông tin về di trú Úc (online forms).
Các điều kiện áp dụng đối với một thị thực tại thời điểm thị thực được cấp mang tính ràng buộc về mặt pháp lý và không thể thay đổi. Trong trường hợp hoàn cảnh của người xin thị thực có sự thay đổi, người đó có thể quyết định nộp một hồ sơ xin thị thực mới. Nếu bạn muốn ‘gia hạn’ thị thực, bạn sẽ cần nộp hồ sơ mới.
Tôi có thể yêu cầu hoàn tiền như thế nào?
Việc hoàn lại chi phí xin thị thực sẽ chỉ được thực hiện trong một vài trường hợp hạn chế.
Trước khi yêu cầu được hoàn tiền, bạn hãy xem kỹ thông tin trên trang mạng Bộ Nội Vụ Úc. Nếu sau khi xem xét thông tin, bạn cho rằng mình có đủ điều kiện được hoàn tiền, hãy hoàn thành Mẫu đơn 1424 – Yêu cầu hoàn tiền (paper forms) và gửi cho Văn phòng Thị thực cùng với các giấy tờ hỗ trợ có liên quan, thông qua Mẫu đơn yêu cầu thông tin về di trú Úc (online forms).
Thị thực của tôi đã bị hủy – tôi có thể tìm thêm thông tin ở đâu?
Các cá nhân đã có thị thực đang ở ngoài Úc có thể bị hủy thị thực mà không cần thông báo theo Mục 128 của Đạo luật Di trú. Do thị thực đã bị hủy, các cá nhân này sẽ không còn thị thực hợp lệ để đến Úc và có thể bị hạn chế không được cấp các thị thực khác.
Nếu thị thực của bạn đã bị hủy, thông báo về quyết định bao gồm cả lý do hủy thị thực sẽ được gửi cho bạn theo địa chỉ trao đổi thư từ được đăng ký. Bạn không có quyền xin tái xét tại Tòa tái xét cho quyết định hủy thị thực này vì quyết định được đưa ra khi bạn ở ngoài khu vực di trú của Úc (migration zone).
Bạn sẽ có có cơ hội để nhận xét, bằng văn bản, về cơ sở hủy thị thực đã được xác định trong thư thông báo về quyết định hủy thị thực và đưa ra lý do tại sao thị thực của bạn không nên bị hủy. Hãy xem thông tin của thư thông báo để được hướng dẫn và biết thêm thông tin về tiến trình yêu cầu thu hồi quyết định hủy thị thực. Bộ Nội Vụ Úc sẽ không xem xét lại hoặc phản hồi về quyết định hủy thị thực nếu bạn không có yêu cầu chính thức về thu hồi quyết định hủy thị thực. Bạn hoặc thành viên trong gia đình không thể đến Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán để thảo luận về việc bị hủy thị thực.
Tôi có hộ chiếu/địa chỉ mới. Làm thế nào để tôi thông báo cho Văn phòng thị thực? Tôi có thể đi đến Úc được không?
Nếu bạn có có hồ sơ xin thị thực đang chờ xét duyệt:
Nếu bạn đã nộp hồ sơ trực tuyến, hãy cập nhật thông tin của bạn thông qua tài khoản ImmiAccount bằng cách sử dụng mục “Hãy cập nhật” (Update us).
Nếu bạn đã nộp hồ sơ giấy, hãy gửi Đơn 929 được điền hoàn chỉnh cho Văn phòng Thị thực thông qua Mẫu đơn yêu cầu thông tin về di trú Úc (paper forms).
Các trường hợp khác:
Nếu trước đây bạn đã nộp hồ sơ trực tuyến, hãy cập nhật thông tin của bạn thông qua ImmiAccount bằng cách sử dụng mục “Hãy cập nhật” (Update us). Bạn không cần gửi bất kỳ thông báo thay đổi nào đến văn phòng thị thực vì yêu cầu của bạn sẽ không được thực hiện.
Nếu trước đây bạn đã nộp hồ sơ giấy, hãy gửi Đơn 929 được điền hoàn chỉnh đến địa chỉ thư điện tử 929@homeaffairs.gov.au. Bạn không cần gửi bất kỳ thông báo thay đổi nào đến văn phòng thị thực vì yêu cầu của bạn sẽ không được thực hiện.
Bạn nên thực hiện theo hướng dẫn trên đây ngay lập tức bất cứ khi nào thông tin chi tiết về hộ chiếu của bạn đã thay đổi để thông tin của bạn được cập nhật – đừng chờ cho đến khi bạn chuẩn bị khởi hành đến Úc mới thông báo. Khi các thông tin về thay đổi đã được xử lý, việc cập nhật thường mất 24-48 giờ để kết quả cập nhật được thể hiện trên trang VEVO (Kiểm tra thị thực trực tuyến miễn phí) – điều này sẽ không ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn. Nếu bạn gặp khó khăn khi tiến hành làm thủ tục đăng ký chuyến bay của mình, bạn sẽ cần liên lạc với hãng hàng không của mình tại thời điểm đó.
Thẻ APEC – tôi có thể tìm thêm thông tin ở đâu?
Nếu bạn có thẻ Thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) với hiệu lực ra vào nước Úc, bạn có thể nhập cảnh và xuất cảnh Úc mà không cần nộp thêm một hồ sơ xin thị thực riêng biệt. Bạn vẫn phải sử dụng Hộ chiếu của mình khi xuất nhập cảnh. Để biết thêm thông tin về thẻ thành viên APEC, hãy truy cập Trang mạng về APEC hoặc trang mạng của Bộ Nội Vụ Úc.
Tôi có thể yêu cầu hoàn trả phụ cấp hưu trí/hủy thị thực được không?
Bạn cần xem thông tin về truy cập quỹ phụ cấp hưu trí của bạn từ các công việc đã hoàn thành khi sử dụng diện thị thực tạm thời để đến Úc.
Tôi có quyền làm việc gì ở Úc?
Các cá nhân có thị thực (hoặc đang cân nhắc việc xin thị thực) nên kiểm tra các điều kiện thị thực áp dụng cho thị thực đó vì có những điều kiện giới hạn công việc họ có thể làm ở Úc. Hãy kiểm tra các Điều kiện thị thực trên trang mạng chính của Bộ Nội Vụ.
Bạn có thể xem thêm thông tin tại trang Quyền làm việc ở Úc. Các vấn đề liên quan đến quyền làm việc ở Úc được giám sát bởi Cơ quan Fair Work Ombudsman.
Làm thế nào để tôi liên lạc với Văn phòng thị thực?
Nếu bạn có câu hỏi, trước tiên bạn cần xem trang “Các câu hỏi thường gặp” này, trang mạng chính của Bộ Nội Vụ và trang thông tin chính về Thị thực và Di trú của Văn phòng thị thực để tìm câu trả lời.
Ngoài ra, bạn có thể điền vào Mẫu đơn yêu cầu thông tin về di trú Úc trực tuyến (online forms). Các câu hỏi đã được trả lời trong phần “Các câu hỏi thường gặp” sẽ không được Văn phòng Thị thực trả lời.
Tôi có cần hộ chiếu còn hiệu lực 6 tháng?
Không có yêu cầu về thời hạn tối thiểu của hộ chiếu khi nhập cảnh vào Úc. Đương đơn phải có hộ chiếu còn hiệu lực và thị thực còn hiệu lực khi lên máy bay và khi nhập cảnh vào Úc.
Tuy nhiên, theo quy định thông thường, các công ty lữ hành khuyến cáo bạn mang hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất là 6 tháng vì một số hãng hàng không và một vài quốc gia áp dụng quy định 6 tháng. Bạn nên kiểm tra với hãng hàng không của mình và những quốc gia mà bạn sẽ quá cảnh trong hành trình đến Úc.
Đối với những chuyến đi ngắn ngày hơn thì bạn được khuyến cáo mang hộ chiếu còn hiệu lực trong suốt quá trình lưu trú để tránh sự bất tiện liên quan đến việc phải xin gia hạn hộ chiếu nước ngoài trong khi bạn ở Úc.
Đăng ký bảo hiểm du lịch với phạm vi bảo hiểm toàn diện trước khi khởi hành sẽ giúp bạn tận hưởng trọn vẹn những ngày thú vị ở Úc mà không phải lo lắng gì!
Vui lòng dẫn nguồn baohiemdulichliberty.com khi sử dụng thông tin từ trang này. Xin cảm ơn.
Bạn cần nộp trực tuyến đơn và bộ hồ sơ xin visa du lịch Úc trên website của Bộ Nội vụ Úc. Thị thực du lịch này được gọi là “Visitor visa – Subclass 600” nên thường được gọi ngắn gọn là Visa 600 đến Úc.
Visa du lịch Úc – Diện thị thực 600 dành cho những người đi du lịch, nghỉ ngơi hay thăm bạn bè, người thân tại Úc. Visa loại này cũng áp dụng cho Hoạt động Công tác Ngắn hạn: dành cho doanh nhân đi thăm Úc ngắn hạn vì mục đích công tác, bao gồm đi khảo sát thị trường, đàm phán hay tham gia hội thảo.
Tất cả hồ sơ xin thị thực Thăm Úc (diện thị thực 600) phải nộp trực tuyến từ ngày 30 tháng 9 năm 2021.
Bạn nên nộp hồ sơ sớm trước ngày dự định đi.
Bạn được khuyến cáo không nên tham gia vào bất kỳ cam kết tài chính nào ví dụ như mua vé máy bay trước khi nhận được thông báo về kết quả thị thực.
Quyết định về hồ sơ xin thị thực thường được đưa ra hoàn toàn dựa trên thông tin mà bạn đã cung cấp tại thời điểm nộp hồ sơ. Nếu bạn không nộp đủ các giấy tờ được yêu cầu trong hướng dẫn nộp hồ sơ, hồ sơ của bạn có thể bị từ chối.
Khi nộp hồ sơ trực tuyến, bạn phải quét và tải lên các tài liệu gốc ở chế độ màu.
Bạn không cần nộp bản dịch của những giấy tờ bằng tiếng Việt. Những giấy tờ bằng ngôn ngữ khác nộp trong hồ sơ phải được đính kèm cùng bản dịch công chứng tiếng Anh.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Bạn cần xem kỹ danh sách hồ sơ và yêu cầu đối với từng loại giấy tờ để chuẩn bị đúng và đầy đủ trước khi nộp hồ sơ trực tuyến. Các giấy tờ này cần được quét/scan ở chế độ màu sao cho rõ nét nhất có thể.
Bước 2: Chuẩn bị lệ phí thị thực Lệ phí thị thực được quy định bởi Bộ Nội vụ Úc. Xem cập nhật lệ phí.
Bước 3: Nộp hồ sơ trực tuyến
Bạn cần tạo và đăng nhập vào tài khoản ImmiAccount (website của Bộ Nội vụ Úc) để điền đơn xin visa trực tuyến.
Tải (upload) lên tài khoản ImmiAccount các giấy tờ trong bộ hồ sơ đã chuẩn bị.
Sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được xác nhận về hồ sơ đã nộp thành công và yêu cầu cung cấp dữ liệu Sinh trắc học. Văn phòng Thị thực sẽ ngay lập tức nhận được hồ sơ xin thị thực trực tuyến của bạn. Lưu ý:
Bạn không cần gửi bất kỳ giấy tờ nào qua thư điện tử hoặc đường bưu điện.
Hầu hết các đương đơn xin thị thực tại Việt Nam, không kể quốc tịch, cần cung cấp dữ liệu sinh trắc học (dấu vân tay và ảnh kỹ thuật số khuôn mặt).
Đương đơn cần đặt hẹn với Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin Thị thực Úc (trung tâm VFS.Global tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng) để cung cấp dữ liệu sinh trắc học. Xem chi tiết các bước đặt hẹn sinh trắc học.
Đối với đương đơn dưới 18 tuổi, cha/mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp cần có mặt khi đương đơn cung cấp dữ liệu sinh trắc học.
Các đối tượng được miễn cung cấp dữ liệu sinh trắc học:
Viên chức chính phủ và các viên chức cấp cao của các tổ chức liên chính phủ quốc tế đến Úc với tư cách là đại diện của quốc gia hoặc tổ chức;
Quốc chủ, Người đứng đầu Nhà nước và thành viên hộ gia đình;
Bộ trưởng đương nhiệm của Chính phủ và thành viên gia đình khi đi công tác;
Viên chức Ngoại giao và Lãnh sự đi nhiệm kỳ tới Úc cùng những thành viên phụ thuộc;
Nhân viên Hộ tống Túi thư Ngoại giao;
Người có Thị thực dành cho Mục đích Đặc biệt (SPV);
Người xin cấp Thẻ Đi lại dành cho Doanh nhân APEC.
Bước 5: Theo dõi tình trạng hồ sơ Bạn có thể kiểm tra trực tuyến tình trạng hồ sơ sau khi đã nộp bằng cách đăng nhập vào tài khoản ImmiAccount của mình.
Bước 6: Nhận lại hộ chiếu
Sau khi hồ sơ xin thị thực được xét duyệt xong, bạn có thể trực tiếp đến nhận lại hộ chiếu và kết quả tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực hoặc thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh mà bạn đã đăng ký và trả phí.
Nếu bạn trực tiếp đến nhận lại hộ chiếu và kết quả: bạn cần mang theo hóa đơn đã được cấp tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực và giấy tờ cá nhân do Chính phủ cấp.
Nếu được đồng ý, bạn có thể gửi người đại diện đến nhận lại hộ chiếu và kết quả; người đại diện cần mang theo Thư ủy quyền theo đã được công chứng được ký bởi bạn, cùng với hóa đơn đã được cấp tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực và giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền do Chính phủ cấp.
Hãy kiểm tra giờ làm việc của Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực khi bạn đến nhận kết quả.
Trang Hộ chiếu có chi tiết cá nhân của bạn và tất cả các trang có đóng dấu hải quan hoặc có dán nhãn thị thực nhập cảnh/xuất cảnh của bất kỳ quốc gia nào
Lịch trình trong thời gian bạn sẽ lưu trú tại Úc, hoặc:
Nếu bạn thăm thân nhân, vợ/chồng hay bạn bè ở Úc:
Bằng chứng về mối quan hệ của bạn với người định đi thăm; và
Thư mời của người mà bạn định thăm. Nếu họ hàng, vợ/chồng hay bạn bè sẽ chi trả cho chuyến đi của bạn, cần cung cấp bằng chứng về thu nhập và tài chính của cá nhân đó; và
Bản sao trang hộ chiếu có chi tiết cá nhân của người mời hoặc bằng chứng khác như giấy phép lái xe.
Nếu bạn có ý định đi học trong thời gian ba tháng hoặc ít hơn ba tháng ở Úc:
Chi tiết của khóa học đã đăng ký.
Bằng chứng về thu nhập, việc làm:
Bằng chứng về hiện trạng tài chính bao gồm:
Sao kê ngân hàng gần đây
Sao kê thẻ tín dụng cho thấy số dư hiện tại
Bằng chứng chỉ rõ thu nhập từ kinh doanh cho thuê bất động sản, cổ phần hoặc từ các nguồn đầu tư khác
Chứng nhận quyền sở hữu tài sản (ví dụ như sở hữu nhà hoặc đất đai) mà quý vị mong muốn Văn phòng Thị thực Úc xem xét khi đánh giá hồ sơ xin thị thực của bạn.
Nếu bạn đang làm việc tại một công ty/tổ chức không phải thuộc quyền sở hữu của bạn:
Thông tin chi tiết về việc làm gồm: chức danh trong công ty, mức lương, chi tiết liên hệ của công ty (địa chỉ, số điện thoại và tên liên hệ)
Thư cho phép bạn được nghỉ phép cho khoảng thời gian bạn định đi du lịch Úc.
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp:
Giấy đăng ký doanh nghiệp và thông báo thuế thu nhập cá nhân/doanh nghiệp cho năm tài chính trước đó.
Nếu bạn là sinh viên trên 18 tuổi:
Giấy xác nhận của nhà trường (Văn phòng Thị thực Úc có thể xác minh với trường học nơi bạn đang theo học).
Nếu đương đơn dưới 18 tuổi và định đi Úc không có sự giám sát của 1 hay cả 2 bố/mẹ hay người có quyền giám hộ, cần cung cấp thêm các giấy tờ sau:
Bản gốc thư đồng ý cho đương đơn đi Úc ký bởi bố/mẹ hay người giám hộ hợp pháp không đi cùng; hoặc
Mẫu đơn đồng ý cho trẻ dưới 18 tuổi xuất cảnh đi Úc. Trong đơn này phải nêu rõ tên của đương đơn, tên của bố/mẹ/ người giám hộ hợp pháp không đi cùng đồng ý cho trẻ đi Úc. Cả thư và mẫu đơn nói trên phải được xác nhận bởi chính quyền địa phương; hoặc
Quyết định của tòa án ở Úc hay Việt Nam cho phép đưa trẻ ra khỏi quốc gia trẻ đang sinh sống; và
Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của bố/mẹ/người giám hộ hợp pháp không đi cùng.
Lưu ý: Trẻ em dưới 18 tuổi thường không đi thăm Úc với mục đích công tác, do vậy phải nộp hồ sơ diện Thị thực Du lịch.
Văn phòng Thị thực Úc không có khung thời gian cố định cho việc xét duyệt hồ sơ xin thị thực. Thay vào đó, Bộ Nội vụ Úc đã công bố một khung thời gian trung bình toàn cầu cho việc xét duyệt hồ sơ xin thị thực trên website của bộ này. Theo đó:
90% hồ sơ xin visa du lịch Úc (Visitor Visa – subclass 600 – Tourist) sẽ được duyệt trong vòng 35 ngày.
Thời gian xét duyệt visa có thể lâu hơn nếu hồ sơ chưa đầy đủ/cần bổ sung thêm, hoặc hồ sơ thuộc diện phức tạp.
Văn phòng Thị thực Úc khuyến cáo rằng bạn nên được nộp hồ sơ trước ngày dự định đi vài tuần hoặc sớm hơn trước các kỳ nghỉ lễ cao điểm.
Sau khi nộp đơn xin thị thực trực tuyến và nhận được thư yêu cầu cung cấp dữ liệu sinh trắc học từ Bộ Nội vụ Úc, bạn cần đặt một cuộc hẹn với Trung tâm tiếp nhận hồ sơ thị thực/thu thập dữ liệu sinh trắc học VFS.Global (đơn vị được Bội Nội vụ Úc ủy quyền) để cung cấp thông tin sinh trắc học của mình bao gồm dấu vân tay và ảnh chụp. Các bước đặt lịch hẹn với VFS.Global:
Sau khi tạo tài khoản, bạn sẽ nhận được Thư xác nhận cùng tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó, bạn có thể đặt lịch hẹn bằng các thông tin đăng nhập này.
Chọn mục “Biometrics Submission Only” (chỉ đặt lịch hẹn sinh trắc học) nếu bạn đã hoàn thành nộp đơn xin thị thực trực tuyến và nhận được thư yêu cầu sinh trắc học từ Bộ Nội vụ Úc.
Sau khi đặt lịch hẹn thành công, bạn sẽ nhận được xác nhận và thư hẹn qua email. Những lưu ý quan trọng khi bạn đặt lịch hẹn:
Bạn phải đặt một lịch hẹn cho từng người một.
Mỗi người xin thị thực chỉ có thể đặt MỘT cuộc hẹn. Nếu bạn là thành viên của một gia đình hoặc nhóm, mỗi thành viên của gia đình hoặc nhóm phải đặt một cuộc hẹn riêng biệt. Ví dụ: nếu bạn là một thành viên của gia đình 4 người với 2 người lớn và 2 trẻ em, bạn phải đặt 4 cuộc hẹn cho 4 người.
Để đặt thêm lịch hẹn cho người khác, bạn có thể chọn chức năng “Thêm đương đơn khác” trong quá trình thực hiện thao tác đặt lịch hẹn.
Tên của đương đơn trong đơn xin thị thực phải khớp với tên được sử dụng khi đặt lịch hẹn.
Bạn chỉ có thể thay đổi lịch hẹn đã đặt cho một ngày khác trong tương lai. Một cuộc hẹn đã đặt chỉ có thể được thay đổi 2 lần.
Nếu bạn muốn đặt lịch hẹn từ 10 cuộc hẹn trở lên cho bạn và những người khác, hoặc khi bạn gặp khó khăn trong việc đặt thêm cuộc hẹn, bạn có thể gởi thông tin và yêu cầu của bạn theo mẫu đơn trực tuyến, lựa chọn Trung tâm thu thập dữ liệu sinh trắc học thuận tiện nhất tại khu vực của bạn và Trung tâm VFS sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể để hỗ trợ bạn.
Bước 3: Chuẩn bị phí dịch vụ thu thập dữ liệu sinh trắc học Bạn sẽ thanh toán phí dịch vụ VFS tại các Trung tâm thu thập dữ liệu sinh trắc học. Phí dịch vụ tính theo từng khách hàng, phí đã bao gồm tất cả các loại thuế và phải thanh toán tại Trung tâm. Phí đã thanh toán sẽ không được hoàn lại.
Phí dịch vụ thu thập dữ liệu sinh trắc học tại 3 trung tâm VFS hiện nay: 454.000 VND
Phương thức thanh toán: Tiền mặt hoặc thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ
Bước 4: Đến trung tâm thu thập sinh trắc học Bạn sẽ phải trực tiếp cung cấp dữ liệu sinh trắc học của mình tại Trung tâm thu thập sinh trắc học. Xem địa chỉ 3 trung tâm VFS tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Những lưu ý quan trọng khi bạn đến Trung tâm:
Chỉ đương đơn được vào Trung tâm thu thập dữ liệu sinh trắc học. Các trường hợp ngoại lệ chỉ bao gồm trẻ em dưới 16 tuổi cần có cha/mẹ/người giám hộ đi cùng hoặc những đương đơn cần hỗ trợ đặc biệt vì lý do sức khỏe hay khuyết tật.
Tên của đương đơn trong đơn xin thị thực phải khớp với tên được sử dụng khi đặt lịch hẹn.
Bạn phải mang theo giấy hẹn khi đến Trung tâm thu thập dữ liệu sinh trắc học để xuất trình với nhân viên lễ tân/bộ phận bảo vệ.
Bạn phải đến Trung tâm thu thập dữ liệu sinh trắc học trước giờ hẹn 15 phút.
Nếu bạn đến muộn hoặc trễ hẹn, hệ thống sẽ không cho phép bạn lên lịch lại hoặc hủy cuộc hẹn. Bạn sẽ cần đặt một cuộc hẹn mới và sẽ không thể đặt lại trong 24 giờ.
Nếu vì bất kỳ lý do gì bạn đến Trung tâm thu thập dữ liệu sinh trắc học mà không có lịch hẹn đã đặt trước, bạn sẽ được yêu cầu quay lại sau khi đã đặt lịch hẹn.
Bước 5: Theo dõi tình trạng hồ sơ Sau khi bạn đã cung cấp dữ liệu sinh trắc học của mình tại Trung tâm thu thập dữ liệu sinh trắc học, bạn sẽ cần phải đợi Bộ Nội vụ Úc thông báo về quyết định xét duyệt thị thực trong tài khoản ImmiAccount của mình.
Tùy vào nơi sinh sống, bạn có thể chọn nộp hồ sơ tại 1 trong 3 Trung tâm tiếp nhận Hồ sơ Thị thực của VFS.Global:
HÀ NỘI:
Tòa nhà Ocean Park, Phòng 207 – Tầng 2
Địa chỉ: Số 01 Đào Duy Anh, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội (xem bản đồ)
Thời gian nhận hồ sơ: từ Thứ Hai đến Thứ Sáu; 08:30 – 12:00 và 13:00 – 15:00 trừ những ngày nghỉ lễ.
Thời gian trả hộ chiếu: từ Thứ Hai đến Thứ Sáu; 13:00 – 16:00 trừ những ngày nghỉ lễ.
Điện thoại/Tổng đài hỗ trợ: 0084-28-35212002 Trả lời cuộc gọi từ 8:30 đến 12:00 và từ 13:00 đến 16:00 vào các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu trừ ngày nghỉ lễ.
Địa chỉ: Số 94-96 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh (xem bản đồ)
Thời gian nhận hồ sơ: từ Thứ Hai đến Thứ Sáu; 08:30 – 12:00 và 13:00 – 15:00 trừ những ngày nghỉ lễ.
Thời gian trả hộ chiếu: từ Thứ Hai đến Thứ Sáu; 13:00 – 16:00 trừ những ngày nghỉ lễ.
Điện thoại/Tổng đài hỗ trợ: 0084-28-35212002 Trả lời cuộc gọi từ 8:30 đến 12:00 và từ 13:00 đến 16:00 vào các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu trừ ngày nghỉ lễ.
Địa chỉ: 218 Bạch Đằng, P. Phước Ninh , Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng (xem bản đồ)
Thời gian nhận hồ sơ: từ Thứ Ba – Năm; 08:30 – 12:00 và 13:00 – 15:00 trừ những ngày nghỉ lễ.
Thời gian trả hộ chiếu: từ Thứ Ba – Năm ; 13:00 – 16:00 trừ những ngày nghỉ lễ.
Điện thoại/Tổng đài hỗ trợ: 0084-28-35212002 Trả lời cuộc gọi từ 8:30 đến 12:00 và từ 13:00 đến 16:00 vào các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu trừ ngày nghỉ lễ.
Bảo hiểm du lịch quốc tế Liberty Travelcare là sự lựa chọn hoàn hảo của bạn khi nộp hồ sơ làm visa du lịch Úc. Bảo hiểm không những giúp bạn yên tâm tận hưởng chuyến đi, đây còn là cách giúp bạn chứng minh với Văn phòng thị thực Úc rằng bạn đã chuẩn bị rất chu đáo và nghiêm túc trước khi đến thăm nước Úc. Vì vậy hồ sơ của bạn sẽ dễ dàng được duyệt hơn.
Xin vui lòng gởi yêu cầu của bạn theo mẫu dưới đây:
Bảo hiểm là sự chuẩn bị tốt nhất của bạn trước chuyến đi
Các chi phí y tế tại Úc là vô cùng đắt đỏ, vì vậy cái bạn cần chuẩn bị là một phương án xử lý rủi ro khi không may nó xảy ra. Bảo hiểm du lịch Úc giúp bạn tuyệt đối an tâm tận hưởng chuyến đi của mình, đồng thời sẽ giúp bạn dễ dàng được duyệt hồ sơ khi xin visa du lịch Úc.
Chi phí y tế điều trị Bệnh và Tai nạn khi đang ở Úc là 2 quyền lợi quan trọng nhất mà bạn sẽ được hưởng. Đây cũng là 2 rủi ro lớn nhất mà bất cứ du khách nào cũng lo lắng nhất khi đi nước ngoài. Tùy thuộc vào mong muốn được bảo vệ của mình, bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 hạn mức bảo hiểm dưới đây:
Gói bảo hiểm
CLASSIC
EXECUTIVE
PREMIER
Tai nạn Tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn do tai nạn
1 tỷ đồng/người lớn 500 triệu đồng/trẻ em
2 tỷ đồng/người lớn 1 tỷ đồng/trẻ em
3 tỷ đồng/người lớn 1,5 tỷ đồng/trẻ em
Chi phí y tế ở nước ngoài Viện phí và chi phí điều trị bệnh hay thương tật phát sinh khi ở nước ngoài
1 tỷ đồng/người
1,6 tỷ đồng/người
2,4 tỷ đồng/người
(Trẻ em được miễn phí trong hợp đồng bảo hiểm Gia đình)
Ngoài 2 quyền lợi chính như trên, bạn còn được hưởng hơn 30 quyền lợi bảo hiểm cho mọi sự cố có thể xảy ra đã được Công ty bảo hiểm thống kê đầy đủ và sẵn sàng bảo vệ bạn:
Vận chuyển y tế, cấp cứu khẩn cấp,
Những sự cố liên quan đến chuyến bay: hủy/hoãn/trì hoãn/gián đoạn/lỡ nối chuyến bay,…,
Mất tiền và tài sản: mất tiền, hành lý, giấy tờ du lịch,…,
Trách nhiệm pháp lý đối với bên thứ 3: thiệt hại về thân thể. tài sản của bên thứ 3 là người/tổ chức ở nước ngoài,
Các quyền lợi bảo hiểm mở rộng khác: gia hạn tự động bảo hiểm thêm 7 ngày, khách sạn bị hủy, không tặc.
Bảo hiểm Liberty đủ điều kiện làm hồ sơ visa du lịch Úc
Bạn hoàn toàn yên tâm nộp kèm Giấy chứng nhận bảo hiểm du lịch Liberty Travelcare trong bộ hồ sơ xin visa du lịch Úc. Cả 3 gói bảo hiểm của Liberty đều đủ điều kiện làm visa đến tất cả các quốc gia trên Thế giới. Bạn có thể tham khảo bảng quy đổi hạn mức bảo hiểm theo đồng USD và EURO ngay dưới đây:
Gói bảo hiểm
Hạn mức BH (VND)
Hạn mức BH (USD)
Hạn mức BH (EURO)
CLASSIC
1 tỷ đồng
42.370 USD
39.390 EURO
EXECUTIVE
2 tỷ đồng
84.740 USD
78.780 EURO
PREMIER
3 tỷ đồng
127.110 USD
118.170 EURO
(Theo tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam VIETCOMBANK)
Phí bảo hiểm
Nếu bạn đến Úc khoảng 1 tháng thì mức phí bảo hiểm chỉ khoảng 19.000 VNĐ/người/ngày. So với quyền lợi bảo hiểm toàn diện như trên thì đây là mức phí khá thấp, rất hợp lý để bạn cân nhắc. Bạn đi càng nhiều ngày thì phí bảo hiểm sẽ càng rẻ hơn.
Dưới đây là bảng phí bảo hiểm du lịch Úc cho chuyến đi ngắn ngày. Phí bảo hiểm chính thức sẽ căn cứ vào Ngày đi – Ngày về dự kiến của bạn.
Độ dài chuyến đi
CLASSIC BH 1 tỷ đồng/người
EXECUTIVE BH 2 tỷ đồng/người
PREMIER BH 3 tỷ đồng/người
1 – 3 ngày
147.000
210.000
294.000
7 – 10 ngày
273.000
420.000
609.000
28 – 31 ngày
588.000
945.000
1.218.000
60 – 66 ngày
1.008.000
1,785.000
2.373.000
88 – 94 ngày
1.344.000
2.457.000
3.297.000
Đơn vị tính: VNĐ/người
Mua bảo hiểm
Bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử trong vòng 30 phút sau khi chuyển khoản cho tài khoản của Công ty Bảo hiểm Liberty. Bạn sẽ nhận bản cứng sau 2-4 ngày tùy địa chỉ. Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử có giá trị pháp lý toàn cầu, có con dấu và chữ ký được xác thực trực tuyến vì vậy bạn có thể yên tâm nộp hồ sơ online.
Vui lòng sử dụng mẫu dưới đây để gởi yêu cầu của bạn. Xin cảm ơn.
Vui lòng dẫn nguồn baohiemdulichliberty.com khi sử dụng thông tin từ trang này. Xin cảm ơn.